Cụ thể, ngay trong quý III/2024 ngành du lịch TPHCM sẽ tiếp tục triển khai Kế hoạch phát triển các sản phẩm
Ngoài ra, TPHCM cũng sẽ đưa vào khai thác nhiều tuyến du lịch tầm xa kết nối với các tỉnh miền Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và mở rộng kết nối các tuyến du lịch đường thuỷ đi Campuchia.
Bên cạnh việc mở rộng nhiều sản phẩm du lịch đường thuỷ, du lịch TPHCM sẽ tiếp tục thế mạnh, phát huy sức hút của Khu Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ đối với khách du lịch quốc tế, phát triển thêm các tour về nguồn, văn hóa lịch sử kết hợp thưởng ngoạn sông Sài Gòn, tham quan các làng nghề, nhà vườn, sinh thái... thu hút nhiều đối tượng khách nội địa, tăng cường các dịch vụ du lịch ven sông và đa dạng hóa các dịch vụ giải trí trên các phương tiện thủy…Từ đó, các sản phẩm du lịch sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút dòng khách có mức chi tiêu cao, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp du lịch - lữ hành đưa khách MICE đến TPHCM.
Bến Bạch Đằng sẽ là trung tâm của nhiều tuyến du lịch đường thuỷ |
Bên cạnh đó, ngành du lịch thành phố còn định hướng phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch nông nghiệp, sinh thái, gắn liền với việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và xây dựng thêm nhiều điểm đến du lịch mang đặc thù từng địa phương, tạo thêm sự đa dạng, phong phú cho các sản phẩm du lịch.
Theo thống kê của Sở Du lịch TPHCM, tổng thu du lịch 7 tháng năm 2024 trên địa bàn thành phố đạt 108.004 tỷ đồng, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt 67,5% so với kế hoạch của năm. Lượng du khách đến TPHCM cũng đạt trên 23 triệu lượt, trong đó du khách quốc tế đạt trên 3 triệu lượt và tăng trên 30% so với cùng kỳ.