Nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới nói “cảm ơn” với Trung Quốc vì đã dùng công nghệ khủng xây giúp siêu công trình mà Đức, Mỹ không làm được

Sử dụng công nghệ hiện đại, Trung Quốc giúp nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới xây “siêu công trình” mà Đức, Mỹ không làm được.

Công nghệ sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc phát triển hàng đầu thế giới. Theo đó, Trung Quốc đã thành công giành được dự án xây dựng cầu Harrow Grande – cầu treo dài nhất thế giới ở Vòng Bắc Cực, nằm tại Na Uy.

Đây là câu cầy được xây dựng ở nơi cực kỳ lạnh giá và Na Uy có những yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt đối với các công trình cầu đường, nên nhiều nước châu Âu và phương Tây rút lui khi Na Uy mở đấu thầu, thậm chí Mỹ, Đức cũng không thể làm được công trình này.

Theo giữ liệu của Ngân hàng Thế giới, Na Uy hiện là nước có thu nhập bình quân cao nhất thế giới, đạt khoảng 95.510 USD. Na Uy là quốc gia sẵn sàng chi nhiều tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đất nước.

Cầu Harrow Grande do Trung Quốc thi công mất khoản 5 năm và đã được thông xe thành công vào tháng 12/2018. Cây cầu nằm ở thành phố cảng phía bắc Na Uy, có tổng chiều dài 1533 mét, kết nối cuộc sống của người dân Na Uy ở cả hai bên bờ.

Cây cầu được xây dựng với sự giúp đỡ của Trung Quốc và cung cấp một lối tắt quan trọng đến đường cao tốc E6 của châu Âu. Đường cao tốc E6 là con đường chính nối bắc - nam chạy qua bờ biển phía tây của Na Uy và Thụy Điển. Do đó, cây cầu này có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đối với Na Uy và Thụy Điển.

Vì các tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng của Bắc Âu nổi tiếng là nghiêm ngặt trên thế giới, do đó Trung Quốc đã sử dụng công nghệ và vật liệu mới nhất trong quá trình xây dựng, xây dựng thành công cây cầu đẳng cấp thế giới có thể chịu được môi trường và thời tiết khắc nghiệt.

Tại lễ khánh thành cây cầu, Thủ tướng Na Uy nói rằng: “Thật tuyệt khi thấy Trung Quốc tham gia vào dự án này. Cây cầu  có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Na Uy. Cảm ơn Trung Quốc, cảm ơn Trung Quốc!”

Về quá trình xây cầu, đầu tiên, Trung Quốc đã gặp phải những khó khăn chưa từng có trong quá trình khoan ngầm. Cụ thể, đáy biển đầy cát ở Vòng Bắc Cực ít cứng hơn nhiều so với sỏi và thiết bị khoan truyền thống rất khó xử lý. Các kỹ sư Trung Quốc đã cố gắng khoan ở vùng biển nông, nhưng cuối cùng bị cản trở bởi động vật ở khu vực biển nông .

Cuối cùng, để giải quyết vấn đề này, các kỹ sư Trung Quốc đã áp dụng công nghệ khoan mới và phương pháp khoan đóng băng để khắc phục sự cố và đảm bảo độ an toàn và độ tin cậy của công trình cầu. Toàn bộ công nghệ khoan mới này sử dụng trí tuệ nhân tạo để tăng hiệu suất thi công công trình trong điều kiện khắc nghiệt.

Thứ hai, để thích ứng với điều kiện khí hậu đặc biệt và gió mạnh ở Vòng Bắc Cực, các kỹ sư Trung Quốc đã nghiên cứu hệ thống đỡ cầu, nhịp và vật liệu. Về vật liệu , họ đã sử dụng thép có độ bền cao và khả năng chống ăn mòn.

Riềng về hệ thống đỡ cầu, Trung Quốc sử dụng toàn bộ dàn máy đỡ không người lái để giảm tối đa rủi ro trong khi thi công. Ngoài ra, hệ thống đỡ cầu còn có biện pháp cách âm, hấp thụ chấn động cực tốt đảm bảo an toàn và êm ái cho các phương tiện qua cầu.

Ngoài ra, trên hai tháp chính hỗ trợ cầu, các kỹ sư đã sử dụng kết cấu bê tông hoàn toàn mới và lực căng được hình thành trong kết cấu bê tông bằng cách căng dây cáp thép, đảm bảo hệ thống hỗ trợ và sự ổn định kết cấu của toàn bộ cây cầu.

Cuối cùng, thiết kế của cây cầu cũng rất sáng tạo. Các kỹ sư Trung Quốc đã sử dụng công nghệ chiếu sáng trần và sợi quang ban ngày để tạo nên hệ thống chiếu sáng hiện đại, khiến cây cầu không chỉ đẹp vào ban ngày mà còn đầy quyến rũ vào ban đêm. Hệ thống chiếu sáng cây cầu có thể điều khiển từ xa, thuận lợi cho quá trình kiểm tra, bảo dưỡng công trình.

Tóm lại, cây cầu Harrow Grande được xây dựng dựa trên tư duy đổi mới và sức mạnh kỹ thuật công nghệ toàn diện để vượt qua những thách thức của môi trường tự nhiên, sử dụng một số công nghệ tiên tiến, bao gồm thiết bị khoan mới, thép chống ăn mòn cường độ cao, kết cấu bê tông và hệ thống chiếu sáng tiên tiến.