Nước có mỏ “kho báu” 3.000 tỷ USD nhưng không thể khai thác, Trung Quốc ngỏ ý dùng công nghệ “đỉnh” để hỗ trợ và được đồng ý ngay

Sau khi biết một nước châu Á có mỏ “kho báu” 3.000 tỷ USD nhưng không thể khai thác, Trung Quốc ngay lập tức cử người sang ngỏ ý hỗ trợ khai thác và được đồng ý ngay.

Tờ The Hill của Mỹ cho biết, Afghanistan sở hữu trữ lượng khoáng sản quý hiếm trị giá khoảng 3.000 tỷ USD, bao gồm sắt, đồng, vàng, đất hiếm và quan trọng hơn cả là lithium . Theo ước tính của Mỹ, trữ lượng lithium ở Afghanistan có thể ngang ngửa trữ lượng ở Bolivia, nước sở hữu mỏ lithium lớn nhất thế giới.

Đất hiếm là một thành phần không thể thiếu trong các thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh, ôtô cho đến máy bay, vũ khí và vệ tinh. Trong khi đó, lithium là một kim loại hiếm đóng vai trò quan trọng trong chế tạo pin sạc và các công nghệ khác.

Đánh giá nhu cầu nguồn cung toàn cầu về những kim loại quý hiếm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hồi tháng 5-2021 cho rằng thế giới đang rất cần nguồn cung lithium, đồng, niken, coban và đất hiếm để góp phần “giải bài toán” đối phó với cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.

Hiện nay, thế giới mới chỉ biết đến 3 nước có nguồn cung các mặt hàng này lớn trên thế giới là Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo và Australia, với tổng sản lượng khai thác lithium, coban và đất hiếm chiếm 75% tổng sản lượng khai thác toàn cầu.

Trên thực tế, Afghanistan làm một quốc gia có nền kinh tế chưa quá phát triển. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, quy mô GDP của Afghanistan năm 2022 chỉ đạt khoảng 15 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 390 USD.

Vì không có vốn, chưa sở hữu công nghệ tối tân để khai thác các tài nguyên khoáng sản, Afghanistan đã đấu thầu để các nước khác có công nghệ hiện đại hỗ trợ khai thác . Do đó, Trung Quốc đã ngay lập tức ngỏ ý dùng công nghệ “đỉnh” để hỗ trợ Afghanistan và được đồng ý ngay.

Trên thực tế, Trung Quốc có nhiều kỹ thật tiên tiến tạo ra sản phẩm có chất lượng cao với trình độ kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế. Về công nghệ khai thăm dò, khai thác khoán sản, Trung Quốc hiện có công nghệ tối tân hàng đầu thế giới.

Cụ thể, Trung Quốc đã tạo ra nền tảng phần mềm sử dụng trí tuệ nhân tạo để khai thác khoáng sản thông minh. Nền tảng này có bốn khía cạnh khai thác khoán sản toàn diện, đó là: số hóa khai thác tài nguyên, vận hành sản xuất thông minh, quản lý sản xuất thông minh và giám sát an toàn thông minh.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ máy dò AI trên giàn khoan để thăm dò khoáng sản, robot để khai thác, xe không người lái để vận chuyển kết hợp cùng hệ thống GPS và các thiết bị có kết nối không dây để giám sát trong quá trình thì công .

Robot khai thác và xe không người lái sẽ giúp giảm thiểu rủi ro khai thác. Bằng cách sử dụng thiết bị khoan, thiết bị hỗ trợ, thiết bị vận chuyển được vận hành từ xa, có thể giảm thiểu sự tiếp xúc của nhân viên khai thác với rủi ro sập sàn do sự mất ổn định của khối đá ngầm. Sử dụng công nghệ AI, việc kiểm tra bằng máy bay không người lái giúp giảm đáng kể thời gian làm việc dưới lòng đất của các kỹ sư.

Chính nhờ các công nghệ hiện đại, Trung Quốc đã ký hết thành công một số thỏa thuận với Afghanistan. Đặc biệt là về tài nguyên dầu mỏ.

Cụ thể, Afghanistan và các Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về quyền khai thác dầu tại lưu vực Amu Darya phía bắc Afghanistan, đồng thời ký kết hợp đồng với Afghanistan trong thời hạn 25 năm. Sau khi ký kết có hiệu lực, Trung Quốc sẽ giành được quyền khai thác dầu tại khu vực có diện tích khoảng 4.500 km2 ở 3 tỉnh Jowzjan, Sarpul, và Faryab phía bắc Afghanistan.

Theo đó, Trung Quốc sẽ đầu tư tới 150 triệu USD mỗi năm vào dự án này. Và sau ba năm, khoản đầu tư đã tăng lên 540 triệu USD một năm. Khối lượng khai thác hàng ngày bắt đầu từ 1.000 tấn và sẽ tăng dần lên 20.000 tấn sau đó.

Bên cạnh việc giúp khai thác tài nguyên, Trung Quốc còn giúp Afghanistan xây dựng cở sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật để Afghanistan phát triển kinh tế.