Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu

Hàng trăm thanh niên lao vào giằng co cướp cầu tại lễ hội cướp cầu thôn Viên Nội (xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) thu hút hàng vạn người dân và du khách.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu

Ghi nhận của Người Đưa Tin ngày 18/2, lễ hội cướp cầu thôn Viên Nội (xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) chính thức được diễn ra với phần cướp cầu hấp dẫn thu hút hàng vạn người dân và du khách đến chứng kiến.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 2).

Theo đó, hội gieo cầu làng Viên Nội đều tổ chức lễ hội tại đình Viên Nội 4 năm tổ chức đại đám 1 lần, các năm khác chỉ tổ chức hội lệ. Đây là 1 trong những lễ hội đặc sắc của huyện Đông Anh.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 3).

Đình Viên Nội là nơi thờ 2 thành hoàng làng là Tống Vĩnh và Uông Tá. Đây là 2 vị tướng thời Hai Bà Trưng. Hiện mộ của 2 ông vẫn còn ở sau làng. Tương truyền, 2 ông chính là người làng Viên Nội.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 4).

Chuyện rằng, khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, 2 ông đã tập hợp dân làng, theo nghĩa quân đi đánh giặc. Trong cuộc chiến với quân giặc, quân ta thắng to. Tướng giặc bị vây bắt và bị quân ta chém đầu trên cánh đồng làng Viên Nội. Đoàn quân reo hò, vui mừng, hân hoan trong niềm vui chiến thắng. Trong niềm vui ấy, nghĩa quân đã cùng nhau tung cầu, vui chơi. Tục gieo cầu ở Viên Nội có từ khi ấy, nay đã trải qua hàng ngàn năm. Có thuyết lại cho rằng khi đánh giặc phương Bắc, các thành hoàng làng Viên Nội đã được ông quả và đàn xà giảo (đàn rắn) phù trợ.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 5).

Vào ngày hội, ông Cầu được đặt trên kiệu để rước từ miếu ra đình. Đoàn rước ông Cầu và các vị thành hoàng làng đi trong tiếng trống, tiếng tù và rộn ràng, réo rắt như gợi lại hào khí từ ngàn năm trước của tướng lĩnh và binh lính Hai Bà Trưng.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 6).

Khi trái cầu được tung lên, hàng trăm thanh niên trai tráng bắt đầu lao vào giằng co.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 7).
Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 8).
Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 9).

Tráng đinh Viên Nội lao vào giằng co nhằm chiếm lấy quả cầu.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 10).
Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 11).

Khi bị bao vây, người giữ quả cầu tung lên trời để thoát cảnh ngột thở.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 12).

 

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 13).

 

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 14).

Trai tráng giằng co ông Cầu khốc liệt.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 15).

Khác với các lễ hội cướp cầu khác, lễ cướp cầu của thôn Viên Nội chỉ dừng lại khi quả cầu được gieo vào trong đình, khi đó lễ hội mới thực sự chấm dứt.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 16).

 Việc đưa quả cầu vào đình được gọi là rước thần Cầu trở lại đình. Chính là do cái lệ này, lễ hội gieo cầu Viên Nội không có sự chiếm hữu, mà chỉ có sự cạnh tranh để cố gắng là người đưa được ông cầu vào đình.

Sự kiện - Hàng trăm thanh niên giằng co quyết liệt ở lễ hội cướp cầu (Hình 17).

Sau khoảng 4 tiếng đồng hồ được gieo ở cánh đồng, cầu được đưa vào vào trong sân đình và đưa vào đình, lễ hội mới xong hoàn toàn.