Công nghệ “độc quyền” của Trung Quốc khiến Mỹ, Nhật bỏ nghìn tỷ USD nghiên cứu nhưng thất bại, “ngỏ ý” mua 500 tỷ USD nhưng bị “phớt lờ”

Một loại công nghệ chỉ Trung Quốc mới có, Mỹ, Nhật bỏ nghìn tỷ USD nghiên cứu nhưng không được, muốn mua 500 tỷ USD cũng không nhận được câu trả lời.

Ngày nay, các quốc gia đều tận dụng mọi cơ hội để phát triển nhanh chóng trình độ khoa học – kỹ thuật. Do đó, nhiều loại thiết bị mới ra đời khiến mức tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng. Đặc biệt, một số nguồn năng lượng không tái tạo như dầu mỏ, than đá đang ngày càng cạn kiện.

Ngay cả một nước có trữ lượng tài nguyên, khoáng sản dồi dào như Trung Quốc cũng đang phải tìm nguồn năng lượng khác để thay thế nhằm tạo sự phát triển bền vững trong tương lai. Hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế đã trở thành chủ đề nghiên cứu chung của các nhà khoa học trên thế giới.

Cho đến nay, các quốc gia không chỉ biết sử dụng hiệu quả năng lượng tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời mà còn phát triển và thiết lập hệ thống cung cấp năng lượng khác. Ngoài ra, các quốc gia còn phát hiện ra một nguồn năng lượng quan trọng khác là băng cháy.

Băng cháy là một loại khí hydrate (gas hydrate, methane hydrate) tồn tại dưới dạng hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng.

Băng cháy bao gồm khí hydrocarbon (chủ yếu là methan) và nước, được hình thành trong điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp. Chỉ cần nâng nhiệt độ hoặc giảm áp lực là băng cháy sẽ phân giải: 1m3 chất này khi phân giải cho ra 164m3 khí metan và 0,8m3 nước (gấp 2-5 lần năng lượng của khí thiên nhiên).

Hiên nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã cố gắng khai thác băng cháy, nhưng hiệu quả khai thác không cao, trong quá trình khai thác lần lượt gặp phải sự cố, thậm chí nhiều quốc gia còn buộc phải dừng lại do một số vấn đề trong quá trình khai thác.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới có được khả năng khai thác băng cháy liên tục và ổn định ở các vùng biển nhờ vào thiết bị khai thác của Trung Quốc. Cụ thể, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ “độc quyền” cùng hàng loạt thiết bị thông minh, tiên tiến nhất thế giới để phát hiện và khai thác băng cháy.

Trung Quốc đã sử dụng “công nghệ thăm dò tài nguyên khoáng sản sâu" gồm bộ hệ thống thiết bị ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp máy dò AI để thăm dò, robot để khai thác cùng hệ thống GPS và các thiết bị có kết nối không dây để giám sát trong quá trình thi công . Đặc biệt, công nghệ lõi trong việc xử lý băng cháy sau khi khai thác được Trung Quốc giấu kín và cấm xuất khẩu.

Tài nguyên băng cháy của Trung Quốc nằm sâu dưới đáy biển. Với công nghệ xây dựng giàn khoan ngoài khơi hiện đại nhất thế giới. Trung Quốc có thể khai thác tài nguyên sâu hơn 15.000m.

Trên thực tế, Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác đã đầu tư hàng nghìn tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển công nghệ khai thác băng cháy nhưng đều thất bại. Thậm chí, có những quốc gia đã dành hàng chục năm để nghiên cứu công nghệ độc quyền này của Trung Quốc nhưng không có nhiều tiến triển.

Để có thể khai thác ổn định băng cháy nhằm giải quyết vấn đề năng lượng, Nhật Bản và Mỹ thậm chí còn liên kết với nhiều nước đề nghị Trung Quốc bán công nghệ và thiết bị khai thác băng cháy với giá 500 triệu USD nhưng đều bị Trung Quốc phớt lờ.

Hiện nay, băng cháy là nguồn năng lượng mới được rất nhiều quốc gia quan tâm vì trữ lượng khổng lồ và khả năng tác động tới biến đổi khí hậu toàn cầu. Nguồn khoáng sản mới này dự báo lớn gấp 3 lần tổng tài nguyên năng lượng hóa thạch được biết đến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, khai thác băng cháy cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các thảm họa môi trường.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, băng cháy có giá trị tài nguyên cực cao và là một trong những nguồn năng lượng hứa hẹn nhất trong thế kỷ 21. Đặc biệt, trữ lượng toàn cầu vượt xa dầu mỏ và than đá, vì vậy nếu có thể khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này thì vấn đề năng lượng của con người sẽ được giải quyết.

Điều đáng chú ý là việc khai thác băng cháy không đơn giản như khai thác dầu mỏ và than đá, nếu công nghệ khai thác không phù hợp rất dễ gây ra thiên tai.