Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành "săn phù thủy"

Những nội dung xấu độc đều không được cổ súy nhưng liệu cách nhiều người ứng xử trên mạng xã hội đã đúng đắn?

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder- Khi sự lên án trở thành -săn phù thủy- - VTV.VN

Nếu như ở châu Âu thời Trung cổ, đã từng có những cuộc săn lùng, trừng phạt người mà cộng đồng coi là phù thủy thì ở thời đại này, chúng ta cũng có những "cuộc săn" như vậy với khái niệm "witch-hunt". Tuy nhiên, nó đã chuyển lên không gian mạng, nơi mà quan điểm của đám đông buộc tội, ném đá những người được cho là "phù thủy".

Trường hợp được nhắc đến dưới đây là một cô gái đã chia sẻ ý kiến dường như đi ngược với số đông, giá trị chung của xã hội. Đương nhiên, nội dung xấu không thể được cổ súy, lối sống lệch lạc không được cổ vũ. Nhưng ở chiều ngược lại, liệu nhiều người trong số chúng ta có đang hành xử đúng?

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 1.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 2.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 3.

Tại sao lại có "cuộc săn" này? Câu trả lời là xuất phát từ những gì mà chúng ta đã xem trên mạng xã hội. Không chỉ có video "Mình đã kiếm tiền trên ứng dụng hẹn hò Tinder như thế nào?", một loạt video cũ của cô gái này cũng được cộng đồng mạng tìm lại, chia sẻ. Trong đó có các chủ đề như "Mình bịa CV để đi làm thế nào?", "Mình không sinh ra để đi làm!". Một cơn bão bình luận đã diễn ra trên mạng xã hội, với đủ chiều ý kiến.

Những video này đã được đăng tải từ khoảng 3 tháng trước. Nhưng vì sao bỗng dưng lại nổi lên? Bởi khi nhiều trang tin đưa bài với các tít gồm những từ mạnh như: "rao giảng", "moi tiền", "không làm mà đòi có ăn"... thì mọi người mới bắt đầu để ý. Một nguồn thông tin khác cũng nhanh chóng dấy sự phẫn nộ của dư luận lên cao đó là những video ngắn cắt ghép, tóm tắt chi tiết và có khi lại được chọn xem bởi nhiều người hơn.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 4.

Một khảo sát đã cho thấy tới năm 2022, Attention Span - khoảng tập trung/chú ý của một người - giảm còn khoảng trung bình là 8 giây. Như vậy, khi khả năng tập trung giảm cũng là khi chúng ta ưu tiên nội dung ngắn thay vì những clip gốc dài 10 phút, 15 phút, 25 phút… Cùng với những tít báo "giật gân", những video ngắn cắt ghép không đầy đủ, vô hình trung khiến chúng ta tin vào điều mà dư luận đang dắt chúng ta đi chứ không phải điều mỗi người độc lập nhìn nhận.

Thế là "cuộc săn" bắt đầu. Và trong "cuộc săn" này, với những cảm xúc phẫn nộ, giận dữ, nhiều người có lẽ cũng muốn nắm một "viên đá" trong tay giống như cách ta "ném đá" người được cho là phù thủy như thời Trung Cổ ở châu Âu. Thay vì lên án nội dung cô gái chia sẻ, đã có nhiều người dần chuyển sang công kích cá nhân, nào là chê ngoại hình, nào là chỉ trích gia đình, bố mẹ không giáo dục cô tử tế… Nhiều người còn lan truyền đường link trang Facebook cá nhân, hình ảnh đời thường… của cô gái để đưa ra nhận xét khiếm nhã. Nếu cứ sa đà, vô tình, họ đang tự biến mình thành những người bắt nạt trên mạng.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 5.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 6.

Cyberbullying - bắt nạt trên không gian mạng - là vấn đề không mới, hậu quả cũng đã xảy ra nhiều. Dù ở trong hoàn cảnh nào, bắt nạt ở mọi hình thức không bao giờ được cổ vũ bởi mỗi lời nói công kích, miệt thị đều như những viên đá mang tính sát thương tinh thần cao ném vào đối phương.

Quay trở lại với nội dung của cô gái trong câu chuyện này, nếu như xem đủ 10 phút, bạn sẽ thấy video được kết thúc bằng câu nói ở 9 phút 46 giây rằng: "Mình kể ra ở đây chỉ để các bạn biết mình đã từng sống như thế nào. Đừng áp dụng, không thì mọi người bảo mình đi truyền bá những thứ không chính đáng".

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 7.

Nếu đã xem đủ 10 phút này, đánh giá và bàn luận thế nào là ý kiến của mỗi người. Về phía cô gái, hy vọng cô ấy đã thay đổi trong 1 năm gần đây như những điều đã chia sẻ ở một video khác của mình: "Chỉ mình mới có thể giúp mình được thôi. Chắc chắn không có cách nào cả. Hãy tin mình đi, mình thử tất cả các cách kiếm tiền rồi. Mình là một người không bình thường để nghĩ cách kiếm tiền không ai nghĩ ra rồi. Nhưng không có đường nào tắt cả, và lúc này mình phải đối diện với hiện thực của mình".

Trước một nội dung xấu, mỗi người sẽ có một cách phản ứng riêng. Việc bình luận, phản bác là cần thiết nhưng hãy tìm hiểu sâu sát, đầy đủ trước khi đưa ra ý kiến và hãy tranh luận một cách văn minh. Hoặc cũng có người lựa chọn im lặng. Với họ, sự thờ ơ sẽ là câu trả lời để những nội dung xấu này không thể trục lợi thêm thuật toán của YouTube nữa. Bởi một video càng được nhiều bình luận, nhiều lượt xem thì càng dễ được gợi ý tiếp tới nhiều người hơn nữa trên nền tảng này.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 8.

Dưới đây là ý kiến của những người đàn ông liên quan đến nội dung video "Kiếm tiền trên Tinder":

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 9.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 10.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 11.

Từ vụ cô gái dạy kiếm tiền trên Tinder: Khi sự lên án trở thành săn phù thủy - Ảnh 12.