Du khách cần quan tâm hạn mức thẻ tín dụng trước khi quyết định đến một quốc gia nào đó thăm thú. Ảnh: @kai__photo1. |
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa bạn có thể dùng khi thực hiện các hoạt động chi tiêu qua thẻ. Con số này sẽ do chính ngân hàng phát hành thẻ phê duyệt dựa trên điều kiện tài chính mỗi cá nhân.
Hiện nay, thẻ thanh toán tựa như tấm "kim bài" giúp du khách thuận tiện đi lại mà không cần lo lắng cồng kềnh, đặc biệt là khi vi vu nước ngoài.
Tuy nhiên, với sự đa dang hạn mức tín dụng ở các ngân hàng Việt Nam, một số du khách còn lăn tăn, có thẻ thanh toán rồi nhưng con số tối đa bao nhiêu là đủ cho một chuyến du ngoạn quốc tế thỏa mái, đặc biệt là các quốc gia châu Âu?
Không có con số chính xác hay thống kê cụ thể về việc du khách nên mang thẻ thanh toán ở hạn mức nào khi đi du lịch.
Nhưng bạn có thể ước lượng số tiền dựa trên các chi phí cơ bản, thời gian lưu trú và mức độ sang trọng mà bạn mong muốn cho chuyến đi. Khoản chi này sẽ không trùng lặp bởi mỗi châu lục, quốc gia sẽ có mức chi tiêu khác nhau. Điều cần thiết là xác định hoặc khảo sát trước chi phí trung bình tại các điểm tham quan, ăn uống, sinh hoạt cũng như mức sống tối thiểu của người dân ở nơi mà bạn muốn đến.
Du lịch châu Á
Đây là khu vực được mệnh danh là một trong số điểm du lịch giá rẻ trên thế giới, đơn cử là Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan.
Theo thống kê của Asian Tiger Group (đơn vị cung cấp giải pháp tái định cư toàn diện quốc tế) năm 2023, 4 quốc gia kể trên nằm trong danh sách 10 nơi có chỉ số chi phí sinh hoạt thấp trong khu vực châu Á lần lượt là 37,44; 38,05; 38,06; 49,32 trên 100 (chỉ số chi phí sinh hoạt trung bình).
Mức sống này kéo theo chi phí cho các hoạt động du lịch trong một ngày tại 4 địa điểm này cũng phải chăng không kém.
Bali (Indonesia) là một trong số địa điểm tham quan nổi tiếng ở châu Á. Ảnh: @lari.matei, @veronikamihnev. |
Cụ thể, nếu du lịch tại Indonesia, du khách có thể phải chi khoảng 59 USD/ngày/người (khoảng 1,5 triệu đồng), trong đó tiền ăn là 16 USD, 8,85 USD cho các phương tiện công cộng và 62 USD cho cơ sở lưu trú, theo Budger Your Trip (đơn vị này cung cấp dữ liệu về sức chi một ngày tại các nước dựa trên ngân sách thật từ du khách).
Như vậy, giả dụ bạn có chuyến du lịch cùng người thương đến Indonesia trong vòng 2 tuần. Chi phí cho cả 2 rơi vào khoảng 1,661 USD/2 tuần (khoảng 42,3 triệu đồng).
Trong trường hợp bạn là người chi trả toàn bộ chuyến đi, bạn nên mang theo thẻ thanh toán với hạn mức tín dụng tối đa là 50 triệu đồng. Với mức quy định này, bạn có thể đăng ký thẻ HDBank Vietjet Classic VISA để vừa đủ chỉ tiêu vi vu thả ga trong 2 tuần với người yêu, vừa được tận hưởng các ưu đãi, chiết khấu thanh toán từ Happy Zone của HDBank và tổ chức thẻ Visa.
Tuy nhiên, châu Á là châu lục được cho là có mức chi phí du lịch phải chăng, nhưng không đồng nghĩa với việc quốc gia nào cũng rẻ.
Nếu bạn đến Singapore với thời gian tương tự ở Indonesia, tức 2 tuần, bạn có thể phải chi 2,175 USD chỉ cho một người, tương đương 55,3 triệu đồng, cũng theo phân tích từ Budger Your Trip.
Con số này gấp 1,3 lần so với chi phí dành cho 2 người trong 2 tuần tại Indonesia. Điều này có nghĩa là hạn mức tín dụng tối đa 50 triệu đồng không đủ để bạn chi trả phí sinh hoạt khi du lịch tại đảo quốc sư tử.
Vi vu trời Âu
"Du lịch châu Âu là phải giàu lắm", "phải có tiền mới đi du lịch châu Âu",... là một số suy nghĩ của du khách mỗi khi đề cập đến việc đến châu lục này thăm thú.
Trên thực tế, ý nghĩ này có phần đúng và cũng không khó để lý giải.
Theo thống kê về chỉ số chi phí duy trì mức sống theo thành phố năm 2024 của Numbeo - cơ sở cung cấp dữ liệu về chi phí sinh hoạt lớn nhất thế giới - 6 thành phố dẫn đầu danh sách đều nằm ở khu vực châu Âu.
Trong đó, 5/6 thành phố thuộc Thụy Sĩ và đứng đầu bản báo cáo là thủ đô Hamilton của lãnh thổ hải ngoại Bermuda (Vương quốc Liên hiệp Anh). Mức sinh hoạt ở các khu vực này đều trên mức trung bình là 100.
Nữ du khách check-in với tháp nghiêng Pisa (Italy) hồi tháng 5. Ảnh: @clairlilhan. |
Bạn có thể tìm đến những địa điểm khác tại châu Âu để tham quan trước khi đủ điều kiện ghé thành phố đắt đỏ ở Thụy Sĩ hay Bermuda.
Nếu bạn thuộc tệp khách có mức chi tầm trung, số tiền bạn có thể trả cho một ngày vi vu tại châu Âu là 100-300 USD, tương đương 2,5-7,6 triệu đồng, dữ liệu từ Insider Villas (đơn vị chuyên cho thuê cơ sở lưu trú hạng sang tại Tây Ban Nha).
Mức phí này đã bao gồm chỗ ở, ăn uống, các điểm tham quan và phương tiện giao thông địa phương.
Bên cạnh đó, một chuyến du lịch châu Âu được cho là cần kéo dài ít nhất 7 ngày để thưởng thức trọn vẹn cảnh quan trời Âu.
Với mức chi phí sinh hoạt tối thiểu là 100 USD/ngày, bạn phải chi khoảng 700 USD khoảng 17,8 triệu đồng, cho 7 ngày thăm thú châu lục này.
Nếu muốn một chuyến đi dài hơi và sang trọng hơn, bạn có thể "thủ" sẵn một tấm thẻ thanh toán quốc tế với hạn mức trên 100 triệu đồng, thậm chí tiền tỷ như thẻ tín dụng cao cấp HDBank JCB Ultimate.
Điểm vượt trội của thẻ là đặc quyền hoàn tiền theo tháng và ưu đãi theo quý cùng một số lợi ích khác như miễn phí dịch vụ tiễn khách ưu tiên tại 5 sân bay quốc tế của Việt Nam (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc).
Ngoài ra, bạn có thể nâng cấp hạn mức tin dụng trong trường hợp đủ điều kiện để thỏa sức khám phá châu Âu.
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.
> Xem thêm: Sách cho người xê dịch
Link nội dung: https://dulichdoisong.vn/du-lich-nuoc-ngoai-han-muc-the-tin-dung-bao-nhieu-la-du-a44783.html