Ngày 4/1, ông Đoàn Anh Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận ký công văn gửi các cơ quan trong tỉnh về việc tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh.
Theo công văn, ngày 6/11/2023, Thanh tra Chính phủ ban hành Công văn số 2538/TTCP-C.IV về việc điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 của UBND tỉnh Bình Thuâṇ đạt 61.31/100 điểm (kết quả tự đánh giá 62.28/100 điểm), tăng 1.41 điểm nhưng giảm 10 bậc so với năm 2021.
Qua đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2022, có một số nội dung không đạt điểm hoặc đạt điểm thấp so với bộ chỉ số của Thanh tra Chính phủ, làm ảnh hưởng đến điểm số và thứ bậc xếp hạng của tỉnh so với phạm vi toàn quốc.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trên địa bàn tỉnh và cải thiện điểm số về đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh hàng năm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Bình Thuận khẩn trương tự kiểm tra, rà soát các tiêu chí của bộ chỉ số để đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót, nhất là các tiêu chí không đạt điểm hoặc điểm thấp trong kết quả chấm điểm PCTN năm 2022 do Thanh tra Chính phủ mới công bố.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc, đồng bộ có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; trong đó, chú trọng việc thực hiện các quy định pháp luật về công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc công khai phải đươc̣ đăng tải trên trang thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị (trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước); hình thức công khai phải đảm bảo minh bạch, chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định pháp luật để nhân dân biết, theo dõi, giám sát việc thực hiện.
Hàng năm, xây dựng kế hoạch để tổ chức kiểm tra rà soát nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý tình trạng có xung đột lợi ích trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu xảy ra xung đột lợi ích phải báo cáo, xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: Xây dựng cơ bản, đấu giá, đấu thầu, quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, quản lý tài chính, tài sản công...
Qua công tác thanh tra, kiểm tra chủ động rà soát để phát hiện những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách trong quản lý, kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm triệt tiêu các điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Các cơ quan công an, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan tăng cường phối hợp để nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử, giải quyết dứt điểm các vụ án tham nhũng, tiêu cực mới phát sinh cũng như các vu ̣việc còn tồn đọng, dư luâṇ xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi; nâng cao hiêụ quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Link nội dung: https://dulichdoisong.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung-o-binh-thuan-giam-10-bac-a33614.html