Số vật liệu này hứa hẹn giúp các nhà khoa học có thêm thông tin về sự hình thành và lịch sử hệ mặt trời của chúng ta, cũng như vai trò của tiểu hành tinh trong việc giúp phát triển các hành tinh có thể sống được như trái đất.
Chuyên gia Dante Lauretta tại Trường ĐH Arizona (Mỹ), nhà nghiên cứu chính của sứ mệnh OSIRIS-Rex nói trên, cho biết: "Chúng tôi đang tìm kiếm manh mối tại sao trái đất là một thế giới có thể sinh sống được, có đại dương và có bầu khí quyển bảo vệ".
Cuộc diễn tập diễn ra tại sa mạc bang Utah - Mỹ hôm 30-8, nơi mẫu vật thu thập từ tiểu hành tinh Bennu dự kiến được mang về trái đất. Ảnh NASA
Khu thử nghiệm và huấn luyện của Bộ Quốc phòng Mỹ ở vùng sa mạc bang Utah - Mỹ dự kiến là nơi số vật liệu trên được mang về trái đất. Một đội thu thập mẫu sẽ có mặt để lấy mẫu vật đi càng sớm càng tốt nhằm giảm thiểu nguy cơ chúng bị ô nhiễm bởi môi trường trái đất.
Mẫu vật sau đó sẽ được đưa đến Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở TP Houston. Tại đây, các nhà khoa học sẽ phân tích mẫu vật trong vòng 2 năm.
NASA dự kiến công bố những kết quả đầu tiên vào ngày 11-10. Ngoài ra, mẫu vật sẽ được phân chia và gửi đến các phòng thí nghiệm trên thế giới.
OSIRIS-Rex bắt đầu vào năm 2016 và là sứ mệnh đầu tiên của NASA nhằm thu thập và mang mẫu vật từ tiểu hành tinh về trái đất. Số lượng mẫu vật thu thập được cũng là lớn nhất từ trước đến nay.
Theo đài CNN, sứ mệnh còn có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về Bennu - tiểu hành tinh có đường kính khoảng 500 m, bay quanh mặt trời và cứ mỗi 6 năm lại đến gần trái đất hơn. Bennu được xếp vào nhóm vật thể "có khả năng gây nguy hiểm" với xác suất va chạm trái đất là 1/2.700 vào năm 2182.
Link nội dung: https://dulichdoisong.vn/su-menh-lich-su-cua-nasa-sap-ve-dich-a27370.html