Ngày 26/7, UBND TP.
San hô chết trắng trôi dạt lên bờ ở khu bảo tồn Hòn Mun. Ảnh L.H
Theo đó, UBND TP. Nha Trang đã chỉ đạo Ban quản lý (BQL) vịnh Nha Trang phối hợp với Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Viện nghiên cứu KH-CN khai thác thủy sản Nha Trang nghiên cứu, điều tra, kháo sát nguyên nhân sự suy giảm hệ san hô khu vực Hòn Mun và các khu vực khác trong vịnh. Sau khi có kết quả khảo sát, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga sẽ tiếp tục trồng phục hồi san hô thí điểm tại một số khu vực Hòn Mun và một số điểm trong vịnh Nha Trang. Từ đó lựa chọn phương pháp tối ưu, tiến tới xây dựng phương án phục hồi trên diện rộng đối với vịnh Nha Trang (ứng dụng đặc điểm sinh sản vô tính của san hô để thực hiện).
BQL vịnh Nha Trang cũng đã phối hợp các đơn vị khác vào cuộc nghiên cứu, khảo sát hiện trường, điều tra nguyên nhân suy giảm hệ san hô. Trong các giải pháp đưa ra, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga sẽ tiếp tục trồng phục hồi san hô thí điểm ở một số khu vực Hòn Mun và các điểm khác trong vịnh Nha Trang bằng phương pháp giá thể Rinbbon trên cơ sở kế thừa kết quả từ đề tài nghiên cứu khoa học trước đây. Từ đó, đơn vị thực hiện chọn ra phương án tối ưu, phù hợp để xây dựng phương án phục hồi san hô trên diện rộng.
Hiện Nha Trang đã dừng việc lặn ngắm san hô ở Hòn Mun. Ảnh L.H |
Tương tự, Viện nghiên cứu KH-CN khai thác thủy sản Nha Trang - Đại học Nha Trang, cũng trồng phục hồi san hô ở Hòn Mun bằng phương pháp Biorock. Đây là phương pháp kích thích bằng kích thích điện tích tạo điều kiện hình thành các bề mặt phù hợp cho các hợp tử san hô bám vào và phục hồi cá thể mới.
Bên cạnh đó, UBND TP. Nha Trang cũng đề nghị thành lập Ban điều phối để chỉ đạo đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học Khánh Hòa, trong đó có vịnh Nha Trang. Đội công tác liên ngành xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát 24/24h với sự tham gia của Bộ đội Biên phòng, Công an, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh tại khu vực Hòn Mun và vịnh Nha Trang. TP. Nha Trang cũng lên phương án lắp phao phân vùng, biển hiệu tại những khu vực được thực hiện trồng phục hồi san hô; lắp camera dạng năng lượng mặt trời nhằm tăng cường giảm sát ở khu vực Hòn Mun (kinh phí gần 260 triệu đồng).
Trước đó, Tiền Phong đã có nhiều bài viết phản ánh việc suy giảm nghiêm trọng rạn san hô tại khu bảo tồn biển Hòn Mun. Ngay sau đó, Tỉnh uỷ Khánh Hoà đã tổ chức cuộc họp với các nhà khoa học và cơ quan chức năng liên quan đến việc suy giảm rạn san hô tại Hòn Mun, vịnh Nha Trang.
San hô chết hàng loạt dưới đáy biển khu bảo tồn Hòn Mun. Ảnh L.H |
Tại thông báo kết luận ngày 21/6, Thường trực Tỉnh uỷ Khánh Hoà khẳng định các cơ quan báo chí phản ánh cơ bản đúng thực trạng suy giảm rạn san hô tại khu vực Hòn Mun, vịnh Nha Trang. Tỉnh uỷ Khánh Hoà yêu cầu UBND TP. Nha Trang tạm dừng hoạt động du lịch lặn biển tại các khu vực dễ làm tổn hại rạn san hô trong khu vực vịnh Nha Trang, nhất là tại khu vực Hòn Mun. Đồng thời, khoanh vùng bảo vệ các khu vực nhạy cảm, đang có dấu hiệu phục hồi hệ sinh thái (điển hình là rạn san hô và các bãi giống, bãi đẻ) của vịnh Nha Trang.
Link nội dung: https://dulichdoisong.vn/nha-trang-de-xuat-lap-camera-giam-sat-bao-ve-san-ho-o-khu-bao-ton-hon-mun-a211.html