Giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh

Dù trời đã tạnh mưa nhưng hơn 20 bản nghèo của 4 xã ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) vẫn bị cô lập. Các giáo viên mầm non, tiểu học phải lội bùn, vượt lũ nhiều giờ đồng hồ đến điểm trường.

20 bản của 4 xã biên giới đang bị cô lập

Ngày 13/9, ông Thò Bá Rê - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) - cho biết, trận mưa lũ xảy ra vào đầu tháng 9 vừa qua đã khiến nhiều địa phương của huyện này bị thiệt hại nặng nề. Đến thời điểm hiện tại, dù mưa đã tạnh nhưng nước trên các con sông suối vẫn chưa rút, nhiều bản làng, hộ dân vẫn đang bị cô lập bởi nước lũ.

Theo đó, tính đến ngày 13/9, huyện Kỳ Sơn còn hơn 20 bản thuộc 4 xã biên giới gồm: Chiêu Lưu, Bảo Nam, Bảo Thắng và Hữu Lập bị cô lập do sạt lở đất, nước lũ sông suối làm chia cắt.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 1.

Mưa lũ khiến 4 xã huyện Kỳ Sơn thiệt hại nặng nề, hàng chục căn nhà bị hư hỏng, nhiều trường học bị bùn đất tràn vào khuôn viên gây hư hỏng.

Ngoài những bản làng đang bị cô lập, còn có 5 điểm trường bị cô lập do đường bị chia cắt, bùn đất tràn vào khuôn viên trường lớp gồm: Trường Mầm non, Tiểu học (thuộc xã Chiêu Lưu) và 3 trường Mầm non, Tiểu học, THCS của xã Bảo Nam.

"Trời không còn mưa nữa, tuy nhiên, do nhiều tuyến đường bị sạt lở, tắc cục bộ nên người dân ở 20 bản thuộc 4 xã nói trên chưa thể lưu thông ra bên ngoài.

Huyện đang chỉ đạo lực lượng chức năng đẩy nhanh tốc độ để khai thông các tuyến đường đang bị chia cắt, phục vụ lưu thông cho người dân. Các xã thuê máy xúc, huyện điều động thêm 2 máy để hỗ trợ thông đường.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 2.

Nhiều tuyến đường bị bùn đất sạt lở gây chia cắt. Hiện có 20 bản của 4 xã đang bị cô lập.

Trong ngày 14/9 sẽ cố gắng thông tuyến cho bà con đi lại. Riêng đoạn nước suối chia cắt ở xã Chiêu Lưu và Hữu Lập không có cách nào khác để khắc phục. Chúng tôi đang tìm mọi cách để tiếp cận các hộ dân bị cô lập", Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn thông tin.

Ông La Đức Thoại - Chủ tịch UBND xã Chiêu Lưu (huyện Kỳ Sơn) cho biết, mưa lũ lớn đã khiến xã này thiệt hại rất nặng nề. Thống kê ban đầu cho thấy, nhiều tuyến đường bị sạt lở, cô lập đã khiến hơn 700 hộ dân với khoảng 3.000 người dân 5 bản: Xiêng Thù, Lưu Hòa, La Ngan, Tạ Thong và Lưu Thắng đang bị cô lập. Để vào được các bản bị cô lập, phải đi bộ 15km.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 3.

Người dân, giáo viên đi lại phải lội bùn đất và đi đường vòng.

Cũng theo ông Thoại, mưa lũ đã làm 15 hộ dân trong xã bị ảnh hưởng, thiệt hại về nhà cửa. Hơn 7ha lúa cùng nhiều hoa màu khác ngập sâu trong nước lũ.

Giáo viên lội bùn, vượt lũ vào các điểm trường dọn dẹp

Mặc dù nhiều khu vực vẫn đang bị chia cắt bởi nước lũ, đường đầy bùn đất do núi sạt lở nhưng những ngày qua các giáo viên mầm non, tiểu học ở 4 xã này vẫn vượt qua khó khăn lội bộ để đến các điểm trường để dọn dẹp sớm đón học sinh trở lại trường.

Cơ quan ban ngành huyện, Công an huyện Kỳ Sơn vào trao quà, giúp người dân khắc phục lũ lụt.

Để đến được các điểm trường, các giáo viên phải đi bộ hàng chục km, vượt qua nhiều đồi núi, khu vực bùn đất lầy lội, vượt qua nhiều khu vực sông suối có nước lũ chảy xiết. Nhiều đoạn, các giáo viên phải nhờ những người đàn ông to khỏe khiêng xe máy đi còn mình lội bộ bám theo sau.

Dù con đường đi từ trường mầm non Bảo Nam đến các điểm trường lẻ chỉ hơn 10km tuy nhiên cô Lương Thị Bé cùng các đồng nghiệp phải đi mất hơn 7 giờ đồng hồ mới có thể đến được nơi.

Hành trình lội bùn, vượt lũ vào điểm trưởng đón học sinh của các giáo viên ở huyện Kỳ Sơn (Nghệ An)

"Con đường bị sạt lở nhiều nên các cô vừa đi vừa nghỉ, nhất là khi men theo những con đường cheo leo bên sườn núi để vượt qua chỗ sạt lở bùn đất nhão nhoét, khó di chuyển. Từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều các cô mới vào đến bản Huồi Hốc", cô Bé chia sẻ về quãng đường vất vả sau mưa lũ.

Để chia sẻ khó khăn, động viên và giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả lũ lụt, những ngày qua chính quyền địa phương huyện, Công an huyện, xã đã đến các khu vực bị thiệt hại để giúp đỡ, trao quà cho người dân sớm vượt qua khó khăn trước mắt.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 6.

Các đoàn viên tình nguyện giúp người dân vượt qua những đoạn đường bị bùn đất sạt lở chia cắt.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 7.

Người dân lội lũ để đi lại.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 8.

Các giáo viên lội lũ để vào các điểm trường bản lẻ dọn dẹp, đón học sinh.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 9.

Công an, người dân giúp đỡ khiêng xe qua khu vực bị ngập bởi nước lũ.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 10.

Vất vả nhất là các giáo viên phải leo núi, lội bùn, vượt lũ cả ngày trời để đến các điểm trường bản lẻ.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 11.

Các giáo viên níu tay nhau đi qua nước lũ chảy xiết.

Thương cảm cảnh giáo viên lội bùn, vượt lũ vào điểm trường đón học sinh - Ảnh 12.

Mọi người cố bám nhau thật chặt để vững chắc khi đi qua dòng nước lũ.

https://soha.vn/thuong-cam-canh-giao-vien-loi-bun-vuot-lu-vao-diem-truong-don-hoc-sinh-20220913221511032.htm

Link nội dung: https://dulichdoisong.vn/giao-vien-loi-bun-vuot-lu-vao-diem-truong-don-hoc-sinh-a1988.html