Nằm cách TP Quảng Ngãi khoảng 45 km về phía nam, quần thể di tích Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ) nằm sát tuyến quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam. UBND tỉnh Quảng Ngãi đang lập hồ sơ đề xuất văn hóa Sa Huỳnh là di tích quốc gia đặc biệt. |
Quần thể di tích văn hóa Sa Huỳnh gồm 5 điểm, trải rộng trên diện tích 480 ha với nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như đầm An Khê, Phú Khương, Long Thạnh, Thạnh Đức, làng cổ Gò Cỏ... phân bố liên tục trong không gian đầm, biển, cồn cát Sa Huỳnh. |
Đầm nước ngọt An Khê được ví là trái tim của di tích văn hóa Sa Huỳnh. Năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp, M.Vinet, lần đầu phát hiện bên bờ biển Sa Huỳnh, gần làng cổ Gò Cỏ có khoảng 200 mộ chum. Di tích khảo cổ đó được gọi là Dépot à Jarres Sa Huỳnh (nghĩa là kho chum Sa Huỳnh). |
"Chèo thuyền khám phá đầm An Khê, tôi cảm thấy bức tranh thiên nhiên nơi đây thật thanh bình, nguyên vẹn vẻ đẹp thuần khiết vùng nông thôn miền Trung. Đặc biệt, đầm nước ngọt mênh mông này lại nằm sát bên bãi biển của làng cổ Gò Cỏ hiếm nơi nào có được", chị Nguyễn Thị Tú Anh (ngụ TP.HCM) chia sẻ. |
Khám phá đầm An Khê, du khách còn có thể thưởng ngoạn bức tranh thiên nhiên tuyệt tác với đàn vịt trời tập trung về đây kiếm ăn. |
Làng cổ này vẫn còn lưu giữ các di tích đền thờ và 11 giếng cổ, con đường cổ của người Chăm Pa tồn tại cách nay hàng trăm năm và các phong tục tập quán mang nhiều đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh hơn 3.000 năm trước. |
Trong ảnh, cánh đồng muối nổi tiếng Sa Huỳnh. Tiến sĩ Guy Martini - Tổng thư ký Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO - đánh giá làng di sản nơi đây hội đủ điều kiện văn hóa, địa chất để trở thành một thực thể sống động của không gian văn hóa Sa Huỳnh. |
"Đến thăm miền đất Sa Huỳnh, tôi đặc biệt ấn tượng khi tiếp xúc người dân làng chài nơi đây. Họ gần gũi, chất phác, thật thà, phong cảnh thì trữ tình, đẹp đến nao lòng", Lê Thị Diệu Trà (ngụ huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ. |
Người dân làng cổ Gò Cỏ đan lưới thu hút du khách, nhiếp ảnh gia đến tham quan, chụp ảnh. Theo các chuyên gia khảo cổ học, ngôi làng là bức tranh tổng thể đa dạng giá trị di sản, hội tụ tinh hoa của ba nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. |
Vào các dịp lễ, Tết, nhóm trai trẻ làng chài Sa Huỳnh hò reo thi kéo co còn các cô gái mặc trang phục rực rỡ vào vai diễn viên hò bả trạo (dân ca của ngư dân vùng duyên hải miền Trung), hát sắc bùa đậm nét văn hóa biển đảo trong ngày Tết cổ truyền dân tộc. |
Gọi là văn hóa Sa Huỳnh vì nền văn hóa này được các nhà khảo cổ phát hiện vào năm 1909 tại làng Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Quần thể ba địa điểm di tích khảo cổ Long Thạnh, Phú Khương và Thạnh Đức, với nhiều hiện vật được tìm thấy, có giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt. |
Du khách tham quan Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh. Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, cho hay cùng với văn hóa Đông Sơn (miền Bắc), văn hóa Óc Eo (miền Nam), văn hóa Sa Huỳnh (miền Trung) là "ba cái nôi văn minh" xưa, tạo thành tam giác văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam. |
Bãi biển Sa Huỳnh(thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi). Ảnh: Google Maps. |
Link nội dung: https://dulichdoisong.vn/ve-dep-cua-mien-dat-sa-huynh-3000-nam-tuoi-a1920.html